Phân biệt Phi_hư_cấu

Các chất liệu nghệ thuật, văn học,... được dùng trong quá trình sáng tạo nội dung hư cấu nói chung thường không phù hợp để tạo ra nội dung Phi hư cấu. Trên thực tế, những chất liệu này vẫn tồn tại trong các nội dung Phi hư cấu, nhưng được điều chỉnh yếu và ít hơn nội dung hư cấu nhiều, nhằm làm nổi rõ các thông tin thực trong tác phẩm. 

Trực diện, rõ ràng và thẳng thắn là một số đặc điểm quan trọng của thể loại Phi hư cấu. Nếu như trong Hư cấu, người viết tin rằng độc giả sẽ tìm tòi để tự hiểu những lời dẫn gián tiếp, lời giải thích trừu tượng về chủ đề, thì những người sáng tạo nội dung Phi hư cấu lại thấy việc trực tiếp cung cấp thông tin hữu ích và có khả năng mở rộng hơn. Việc hiểu được đối tượng độc giả tiềm năng dùng tác phẩm của mình như thế nào và nền tảng kiến thức của họ là 2 điều căn bản để viết được một tác phẩm Phi hư cấu hiệu quả.

Mặc dù Phi hư cấu dựa trên sự thật, nhưng mỗi sự thật thường có nhiều quan điểm, góc nhìn. Một tác phẩm Phi hư cấu cần đủ sức thuyết phục người đọc để họ đồng ý với các ý tưởng. Chính vì vậy, các luận điểm của tác phẩm Phi hư cấu cần công bằng, nhất quán và truyền tải được đến đọc giả rằng: những ý kiến trái chiều và tranh luận là vô cùng quan trọng.

Ranh giới giữa Hư cấu và Phi hư cấu đang dần được xóa nhòa và gây nhiều tranh cãi khi, đặc biệt là trong mảng viết về tiểu sử; như Virgina Woolf từng nói: "nếu chúng ta coi sự thật là một thứ vững như đá hóa cương và coi cá tính con người là một thứ mơ hồ như cầu vồng, và mục đích của văn tiểu sử là để nối hai thứ đó vào làm một tổng thể liền mạch, thì chúng ta phải thừa nhận vấn đề là một thứ cứng đầu và rằng chúng ta không cần phải tự hỏi nếu người viết tiểu sử phần thất bại trong việc giải quyết nó."

Bán hư cấu (Tiếng Anh: Semi-fiction) là nội dung Hư cấu được bổ sung thêm yếu tố Phi hư cấu.[4] Ví dụ như một tác phẩm hư cấu phóng tác dựa trên câu chuyện có thật.